Thế nào là website chết?

Thế nào là website chết?

Bài viết nói về một website hoạt động bình thường nhưng được cho là chết khi website bạn đang ở trong tình trạng sau. Website hoạt động bình thường, không lỗi, các chức năng hoạt động tốt là điều cơ bản nhất của một website. Tiếp đến bạn cần xét là giá trị website thông qua cách sử dụng và khai thác với mô hình kinh doanh của bạn.

Ý nghĩa sử dụng website

Một website thật sự có giá trị khi bạn biết cách sử dụng làm đòn bẩy cho việc kinh doanh của bạn, câu hỏi là bằng cách nào? 
Đó chính là: Traffic/lượng người truy cập vào website hằng tháng là mấu chốt quan trọng nhất. Cho dù website thuộc loại hình nào từ e-commerce, market place, directory web đến website hiển thị thông tin, tất cả đều tuân theo quy luật phễu marketing.

Phễu Marketing

Phễu marketing có thể hiểu qua 4 giai đoạn: 
+ Awareness: nhận biết.
+ Consideration: xem xét.
+ Conversion: chuyển đổi.
+ Profit: doanh thu.

Đặc tính của phễu chính là rộng ở phần đầu và hẹp dần ở phần cuối, để tối ưu mô hình này điều bạn cần làm là tạo phần đầu rộng nhất có thể. Và công thức để website thành đòn bẩy cho kinh doanh của bạn đó là hãy biến website của mình thu hút người đọc, thu hút nhiều người quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp, thu hút visitor nhiều nhất có thể.

Qua đó, Awareness của bạn càng lớn, Consideration sẽ cao, dẫn đến conversion hiệu quả, và cuối cùng là gia tăng profit.

3 cách tăng traffic cho website

Vậy, bằng cách nào có thể tăng traffic? có 3 cách chính:
1/ Quảng cáo (có phí).
2/ SEO (miễn phí).
3/ Mạng xã hội (có phí & miễn phí).

1/Quảng cáo: là cách nhanh nhất giúp bạn có một lượng traffic cực lớn, nhưng nếu bạn ngưng chạy, đồng nghĩa bạn cũng mất luôn lượng traffic này.

2/Mạng xã hội: việc chia sẻ bài viết qua mạng xã hội như facebook bổ sung lượng truy cập từ fanpage, bạn có thể push (đẩy) nhẹ lưu lượng này thông qua quảng cáo.

3/SEO: Là cách tốt nhất để tạo traffic cho website hoàn toàn miễn phí và ổn định. SEO với nội dung tốt, bạn hoàn toàn không lệ thuộc vào bất cứ quảng cáo nào. SEO càng lâu, bạn/doanh nghiệp của bạn càng nhận được nhiều lợi ích. Hãy hình dung traffic bạn có được từ việc lên top trang #1 Google, bất kể truy vấn liên quan nào đến từ khoá, bất cứ đâu ở Việt Nam (và Thế Giới nếu bài viết bạn bằng tiếng Anh). Và tất cả đều miễn phí !

Lời Khuyên

Hãy bắt đầu phát triển nội dung cho website của bạn bên cạnh SEO, nếu:

  • Website là e-commerce: hãy viết các bài tư vấn mua, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, review sản phẩm.
  • Website là giới thiệu thông tin doanh nghiệp: hãy viết về lý do chọn doanh nghiệp của bạn, viết về các dịch vụ bạn cung cấp, nêu lý do tại sao chọn doanh nghiệp của bạn.
  • Website thuộc lĩnh vực khách sạn, du lịch, nhà hàng: hãy viết về các mẹo, địa điểm ăn uống – vui chơi tại nơi doanh nghiệp bạn hoạt động; viết review về chính dịch vụ bạn cung cấp.

Cuối cùng, chìa khoá của thành công là đặt chính mình trong vai của khách hàng, hãy nghĩ về các câu hỏi, nhu cầu, khó khăn của khách hàng, từ đó bạn hãy xây dựng & phát triển nội dung kết hợp với SEO. Chắc chắn, website của bạn sẽ leo rank (hạng) bền vững bất kể cập nhật thuật toán của Google.

Tại sao Website mới là kênh bạn cần tập trung vào, thay vì Facebook?

Tại sao Website mới là kênh bạn cần tập trung vào, thay vì Facebook?

Sau các bê bối rò rỉ dữ liệu người dùng liên tiếp gần đây, mạng xã hội lớn nhất thế giới đã có nhiều động thái siết chặt chính sách, hạn chế sử dụng Đối tượng tùy chỉnh, chặn API… Điều này khiến các nhà quảng cáo, giới kinh doanh online, hay các business phụ thuộc quá nhiều vào Facebook điêu đứng, thậm chí phải ngưng hoạt động.

Đó thực sự là rủi ro lớn, nếu bạn quyết định chọn Facebook làm mặt trận chính cho công việc kinh doanh hoặc kênh truyền thông chủ đạo. Do về bản chất, nó chỉ là một nền tảng semi-owned, tức là bạn chỉ sở hữu một phần thông tin khách hàng của mình. Facebook mới là người nắm đằng “chuôi”. Do vậy, khi họ có bất kỳ thay đổi nào, bạn sẽ gánh chịu nhiều thiệt thòi hơn ai hết.

Một ví dụ điển hình nữa là nhiều năm trước đây, fanpage còn là một miền đất hứa cho các nhãn hàng, thì trong hơn một năm trở lại đây, hàng loạt thuật toán hiển thị newfeed thay đổi khiến tỉ lệ tiếp cận tự nhiên (organic reach) giảm một cách trầm trọng về 0. Bạn phải bỏ ra nhiều ngân sách hơn để tối ưu nội dung và cho quảng cáo để đưa nó đến chính khách hàng cũ của mình, những người mà trước kia bạn chỉ tốn chi phí khá nhỏ để chăm sóc.

Trước khi trả lời câu hỏi “Đâu mới là kênh Digital nên tập trung vào?“, bạn cần hiểu về khái niệm Ownership Platform gồm có 3 nhóm Paid – Owned – Earned và cách phối hợp chúng nhằm đạt được mục tiêu truyền thông.

1/Paid: Nhóm platform phải trả tiền

Là tất cả những hình thức quảng cáo trả tiền trên digital, trong đó phổ biến nhất là web banner, ngoài ra còn có social ad (Facebook, Instagram, Linkedin…), search ad (Google, Cốc Cốc), mobile ad, sponsored content (PR article, forum seeding, influencer post…).

Mục đích: Tạo ảnh hưởng, xây dựng độ nhận biết thương hiệu (awareness), tạo lượng truy cập lớn (traffic) vào điểm đến (landing page) mà chúng ta muốn người tiêu dùng (NTD) xem, thường là Owned Platform, cốt lõi của Paid và Earned.

2/Owned: Nhóm platform mà bạn kiểm soát

Là tất cả các platform mà bạn sở hữu hoàn toàn về branding, nội dung, cơ sở dữ liệu khách hàng, hệ thống thông tin… Cốt lõi của Owned platform là website, mobile app hoặc những nền tảng nội dung khác mà bạn tạo ra. Owned cũng bao gồm email, số điện thoại. Nhiều marketer thường bỏ qua hoặc không biết tối ưu loại dữ liệu này, tuy nhiên, đây là tài nguyên rất hữu ích cho các chiến lược lâu dài.

Mục đích: tạo ra trải nghiệm thương hiệu, dùng những nội dung hấp dẫn lôi kéo và thuyết phục NTD hành động theo cách bạn muốn. Ví dụ như tương tác, đăng ký, dùng thử, mua hàng…

3/Earned: Nhóm platform tạo lan tỏa nội dung

Là các tương tác như React, Share, Comment, Click… được tạo ra trên các mạng xã hội (MXH). Càng nhiều tương tác thì khả năng lan tỏa càng cao, giá trị earned được càng lớn, tạo ra hiệu ứng lan truyền còn gọi là Word of Mouth (WOM) hay Viral. Nếu bạn tạo được những nội dung tốt và giá trị earned đủ lớn thì sẽ có nhiều người ghé thăm website, có thảo luận, chia sẻ, thậm chí viết về bạn mà không tốt bất cứ chi phí nào. Bạn còn có cơ hội sở hữu các từ khóa liên quan đến thương hiệu, cơ hội xuất hiện trên các thứ hạng cao của Google, và trên hết là sự tin tưởng của khán giả mục tiêu (target audience). Cốt lõi của Earned là các MXH, forum, và các nền tảng nội dung có khả năng tương tác.

Mục đích: Lan tỏa nội dung nhiều hơn thông qua chia sẻ trên MXH.

Quy trình lý tưởng

Bắt đầu với việc tạo ra nội dung thực sự hay và thú vị trên Owned Platform. Ví dụ một application, một câu chuyện hay, một trải nghiệm mới mẻ, một khuyến mãi hấp dẫn… Sau đó dùng Paid Platform để quảng cáo và xây dựng độ nhận biết về thương hiệu của chiến dịch, sức mạnh của Digital Media để đẩy tất cả lượng truy cập về Owned Platform. Nếu nội dung đủ hay và lôi cuốn, tạo cho NTD một trải nghiệm thú vị và sau khi bị thuyết phục, họ sẽ đăng ký, chơi game, dùng thử, mua hàng… Khi đó nhiệm vụ Digital đã hoàn thành được 70 – 80%.

Cuối cùng, điều tuyệt vời hơn nữa là khi NTD thực sự thích nội dung đó, họ sẽ bắt đầu chia sẻ, những người nhận được chia sẻ sẽ tiếp tục quay lại Owned Platform, trải nghiệm nội dung đó, lúc đó sẽ tạo ra một hiệu ứng lan tỏa truyền thông. Lý tưởng nhất là khi vòng lặp Owned -> Earned -> Owned lặp lại liên tục, số lượng người ghé thăm tự nhiên đến Owned ngày một nhiều hơn, ngay cả khi đã ngừng chạy Paid.

Theo Brands Vietnam